Thoạt nghe, có thể các anh/chị đang là chủ doanh nghiệp sẽ… giật mình.
Tự nhiên, có người lại hỏi “ăn nói” thế nào là… thế nào?
Đây, câu chuyện cụ thể là thế này:
Tôi biết một doanh nghiệp nọ rất ăn nên làm ra. Họ nhập loại thực phẩm mà gia đình nào cũng có thể dùng. Nhờ định vị tốt yếu tố “điểm khác biệt” ngay từ đầu, nên họ vừa bán thì lượng khách đã rất tốt.
Bí quyết của họ chỉ đơn giản là… “chạy ads” Facebook, ra đơn ầm ầm.
Thế rồi sau khoảng nửa năm, khi tình hình kinh doanh đang hưng phấn kiểu “tháng-sau-cao-hơn-tháng-trước”, họ đột ngột bị khựng lại, rồi lao dốc không phanh.
Các vị quản lý mảng bán hàng, Marketing mặt nhăn, bóp trán đến đỏ ửng mà không lý giải được. Phòng Marketing chỉ biết nói là… “Facebook nó siết quảng cáo, chơi trên sân nó, thì phải tuân theo luật của nó chứ biết làm sao?”.
“Thế sao cứ phải phụ thuộc nó, mà không mở rộng ra các kênh khác???”, vị CEO gầm lên.
Ừ nhỉ! Giờ mọi người mới thấy, trước nay “chạy ads FB” dễ quá thì tội gì phải nghĩ tới kênh khác?
Thế rồi tất cả nháo nhào lên để tìm cách tăng cường sự hiện diện của thương hiệu trên những kênh khác, nhưng tất cả rối như canh hẹ.
Tôi được chứng kiến cảnh đó, nên mới thử xem một lượt họ đang làm gì. Xem nào… Một đống vấn đề!
Website thì từ lúc thành lập, chẳng cập nhật thông tin gì, như “mảnh đất chết”. Đương nhiên, công ty cũng chẳng hề có blog!
Kênh Facebook fanpage thì giao cho người chạy ads – cái người vẫn “tự hào” là viết vài dòng, chỉ mất vài giây mà vẫn “vít scale” ra đơn ầm ầm ấy. Hệ quả là fanpage toàn những lời lẽ rất nhôm nhoam, tùy hứng: Lúc thì cợt nhả, lúc sai chính tả, lúc lại hô hào như “đa cấp”…
Công ty có bộ phận Marketing nhưng chẳng có người làm Content (nội dung), truyền thông đúng nghĩa.
Tôi đặt câu hỏi cho lãnh đạo doanh nghiệp: Công ty “ăn nói” như thế với khách hàng, với xã hội, thì có liệu có giành được sự cảm tình, thuyết phục hay không?
Giờ, anh/chị đã hiểu câu hỏi ở trên, về cái sự “ăn nói” rồi chứ?
Nếu coi một thương hiệu, một doanh nghiệp… như một “con người”, thì “con người” đó phải có cách trò chuyện gần gũi, hấp dẫn, giá trị, cảm xúc, thuyết phục… với khách hàng, với xã hội. Từ đó, việc kinh doanh mới bền vững, có chiều sâu.
Nếu không, “con người” đó bán được hàng trong một giai đoạn, sau đó, sản phẩm mới của đối thủ xuất hiện, khách hàng vốn không được chăm sóc, trò chuyện đúng cách, thì đương nhiên, họ sẽ tìm sang nhãn mới, hoặc bỏ, không dùng.
Đó! Cái sự “trò chuyện” của “con người” nói trên – hay chính là cách giao tiếp của doanh nghiệp với khách hàng/xã hội – phụ thuộc vào ý thức, trình độ xây dựng hệ thống truyền thông, hệ nội dung.
Thực tế hiện nay, không ít doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam vẫn đang có lối giao tiếp, “ăn nói” tùy hứng, bản năng, không đầu tư có chiều sâu.
Do vậy, nếu doanh nghiệp thực sự muốn chăm bón vào phần “gốc”, để thay đổi bản chất điểm nhược cố hữu này, thì Khóa đào tạo Kỹ năng Viết chuyên nghiệp – Trung Hieu Content – http://vietchuyennghiep.vn – là một sự lựa chọn đáng quan tâm!
Với kinh nghiệm cố vấn, đào tạo bộ phận truyền thông, thực thi Content Marketing, PR cho nhiều doanh nghiệp, tôi và cộng sự tin rằng, vietchuyennghiep.vn thực sự là giải pháp không thể bỏ qua!
Tôi ở đây và lắng nghe sự phản hồi, cũng như sẵn sàng chia sẻ về chuyên môn truyền thông, giao tiếp, diễn đạt, viết lách với các anh/chị!
Trung Hiếu – vietchuyennghiep.vn