Góc chuyên mônBài nổi bật
Đáng quan tâm

Nghịch lý: Giỏi mà vẫn… đói! Tại sao?

(Dành cho người quan tâm Content Marketing, PR, Viết chuyên nghiệp, Kỹ năng viết lách)

Trước khi đi tìm câu trả lời cho điều nghịch lý nói trên, thì xin hãy nhớ về câu chuyện của Nobita mà hẳn nhiều người từng đọc.

Ấy là khi anh chàng giỏi chơi trò thắt dây, nhưng lại chẳng được mấy ai quan tâm. Quá thất vọng, chán nản, Nobita đã cậy nhờ phép màu từ túi bảo bối của mèo máy Doraemon – chiếc tủ điện thoại yêu cầu – để biến trò thắt dây thành một thứ “chân ái” của xã hội, thứ mà mọi người đều chú ý, đề cao.

Vậy là… Nobita vụt sáng thành ngôi sao, có thể kiếm tiền dễ như bỡn nhờ thứ kỹ năng “không giống ai” của mình.

Đọc xong, hẳn ai cũng thấy rằng, đó đúng là câu chuyện chỉ có trong… truyện tranh, với một phép màu không tưởng.

Nhưng phần đầu câu chuyện lại… rất thật, rất dễ bắt gặp trong cuộc sống: Đó là trường hợp giỏi một thứ mà không phát huy được, không phù hợp với sự vận động của xã hội. Thành ra… giỏi mà vẫn “đói”, vẫn bất lực, vẫn chán nản!

*****

Có những lần, tôi trò chuyện với đồng nghiệp làm báo, viết văn, và nghe họ than thở về nỗi vất vả phải bươn chải với con chữ.

Họ có bút lực khá ổn, trong khi ngành Marketing lúc này cần nhiều cây bút “có kỹ năng viết lách”, cớ sao họ lại đứng ngoài cuộc?

Đó là do họ chỉ làm nghề viết lách thuần túy, với kiểu nội dung truyền thống.

Họ thiếu kỹ năng Marketing, truyền thông, công nghệ, thậm chí là kỹ năng quản trị, lên kế hoạch… Thành ra, có giỏi thì họ vẫn “đói”, khi họ chỉ giỏi cái mình có, nhưng lại chẳng giỏi thứ mà doanh nghiệp cần.

Thế doanh nghiệp cần gì? Họ cần “kỹ năng viết lách” đó được đặt ăn khớp vào bức tranh kinh doanh có lợi cho doanh nghiệp!

Tải eBook chia sẻ chuyên môn về kỹ năng viết lách, Content Marketing, PR của Tác giả Trung Hiếu – Vietchuyennghiep.vn

*****

Nếu như gõ cụm từ khóa “Top 10 ngành học có nguy cơ thất nghiệp cao nhất”, Google hiện ra danh sách các ngành thoáng nghe là thấy giật mình, như: Sư phạm, Tâm lý…

Lý do chung được đưa ra là bởi thị trường thừa nhân lực, hoặc ngành học chưa được áp dụng, chưa khai thác tốt trong thực tế.

Vậy thì “Sư phạm”, “Tâm lý”… có mất giá đến thế không?

Có, nếu như người ta chỉ biết ngành hẹp này, mà không kết hợp với các kỹ năng khác. Nghĩa là người học có nguy cơ trở thành nạn nhân của nghịch lý “giỏi mà vẫn đói” nói trên.

Còn câu trả lời chắc chắn là “Không”, nếu người học biết kết hợp để áp dụng “Sư phạm”, “Tâm lý” vào những công việc mà doanh nghiệp hay xã hội đang có nhu cầu.

Nên nhớ rằng, Marketing là lĩnh vực sử dụng nhiều kỹ thuật tâm lý, trong khi ngành đào tạo cũng đang có giá – nhưng là đào tạo kỹ năng mà xã hội cần!

Vậy nên, “Sư phạm” hay “Tâm lý” có mất giá không thì hoàn toàn phụ thuộc vào cách mà người học vận dụng kỹ năng ngành đó vào thực tế!

*****

Bởi thế, suy cho cùng, tôi muốn nói rằng: Muốn thì tìm cách, không muốn thì tìm cớ.

Với những người đang làm công việc “mất trend”, thì tìm cách phát huy chuyên môn đúng chỗ, để có “đất” phát huy, có dễ không? Không. Bởi họ cần gạt bỏ cái “Tôi”, để học hỏi, phát huy chất xám để tư duy, khai phá năng lực bản thân và tiếp nhận kỹ năng mới, bước chân vào lĩnh vực mới.

Nếu họ càng e ngại thay đổi, càng không dám bước ra khỏi vùng an toàn, thì càng quanh quẩn. Để rồi họ luôn tìm cớ, chứ chẳng bao giờ tìm cách.

Mà nói về “cớ”, thì nhiều lắm!

Chẳng hạn, những người có bút lực khá ổn mà tôi đề cập ở trên, thì có những người bày tỏ rằng, họ chỉ muốn viết khi có cảm hứng, cảm xúc, họ không bán chữ cho doanh nghiệp…

Tôi tôn trọng quan điểm đó, nhưng nếu họ coi viết lách là thú vui tao nhã, cơm áo gạo tiền do chuyên môn khác mang lại, thì tốt thôi. Đằng này, họ vẫn chỉ kiếm tiền bằng ngòi bút…

Thế là họ đau khổ, vật vã trong thứ quan điểm mâu thuẫn, ghim họ trong vùng an toàn, không thoát ra được. Rồi họ lại trách cứ sự đời: Sao mình giỏi, mà vẫn đói nhỉ???

Học xong Kỹ năng Viết chuyên nghiệp Content Marketing, PR của giảng viên Trung Hiếu, học viên nói gì?

*****

Kết lại, tôi rất tâm đắc với “triết lý”: Đừng tự hào mình nghèo mà học giỏi! Hãy tự hỏi, vì sao giỏi mà lại nghèo?

Đúng thật, cái sự nghịch lý, mâu thuẫn ấy luôn tồn tại một cách… hợp lý, khi người ta chưa nhìn ra vấn đề cốt lõi trên con đường phát triển sự nghiệp của bản thân.

Tác giả: Trung Hiếu – Vietchuyennghiep.vn

Hiển thị thêm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.