Góc chuyên môn

Chín bước để tạo Chiến lược Content Marketing thành công

Lời dẫn: Nhiều người nói tới Content Marketing, nhưng hiểu đúng và làm đúng thì không nhiều người biết! Lý do vì nhiều doanh nghiệp không có một Chiến lược Content Marketing rõ ràng. Dựa trên kinh nghiệm hoạt động thực tiễn, Team Relevance đã đưa ra 9 bước để tạo nên một Chiến lược Content Marketing thành công.
Trung Hieu Content đã biên dịch và xin gửi tới độc giả nội dung đầy đủ dưới đây!

Nếu không có chiến lược, Content Marketing hoàn toàn vô nghĩa. Bạn có thể sở hữu một vài nội dung thú vị, hấp dẫn, nhưng như thế chẳng có nghĩa lý gì, một khi đối tượng phù hợp không tiếp cận được các nội dung đó.

Dù cho bạn đang ở giai đoạn nào trong quy trình tạo nội dung, có phải đang ở bước “tiền” kế hoạch hay đã hoàn thành nội dung và đang tìm cách phát hành, thì giờ là lúc nghĩ về một chiến lược tốt nhất để tối ưu và phân phối nội dung tới đối tượng tiếp nhận phù hợp.

Chúng ta có thực sự cần một chiến lược nội dung hay không?

Có! Mục đích khi tạo nội dung là để mọi người Thấy – Đọc – Nghe và quan trọng nhất là CHIA SẺ. Vậy, nếu không có chiến lược, thì nội dung sẽ không đạt được mục đích đó. Mà điểm thất bại đầu tiên nằm ngay ở bước Thấy – không thấy thì làm sao có thể Đọc – Nghe và “Chia sẻ”?

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, vô số thương hiệu lựa chọn giải pháp Chiến lược Content Marketing đã thấy cách làm Content Marketing của họ hiệu quả hơn, ít thách thức hơn, và rồi họ có lý do để đầu tư một ngân sách dồi dào hơn cho giải pháp Content Marketing, nhằm hướng tới những nội dung chất lượng hơn.

Một chiến lược Content Marketing thành công thì trông như thế nào?

Chiến lược Content Marketing phải hiện diện trong bất kỳ nỗ lực tạo nội dung nào của doanh nghiệp. Dù chẳng có một “quy tắc” nhất định nào trong việc xây dựng Chiến lược Content Marketing, thì vẫn nên biết những tiêu chí quan trọng cốt lõi như sau:

1. Hiểu được đối tượng tiếp nhận nội dung (Chân dung Khách hàng, Nghiên cứu)

Mỗi nội dung mà thương hiệu của bạn phát triển phải được tạo ra trên cơ sở đặt Chân dung Khách hàng ở vị trí trọng tâm.
Người tiêu dùng sẽ dễ dàng móc ví cho một thương hiệu mà họ nhận ra. Thương hiệu càng hiểu khách hàng tiềm năng (KHTN) của mình, khả năng thành công (chốt đơn, gắn bó) càng cao.

Việc hiểu đối tượng KHTN bao gồm một số yếu tố cơ bản nhất định, như: Độ tuổi; Giới tính; Trình độ học vấn; Thu nhập.

Đương nhiên, phải cần thêm những yếu tố sâu hơn, như là: Họ (đối tượng KHTN) muốn gì? Vấn đề mà họ phải đối mặt là gì? Sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp có thể giải quyết vấn đề gì cho họ?

Và tất nhiên, đừng ngồi một chỗ mà giả định!

Hãy nhìn vào tập khách hàng hiện tại của doanh nghiệp để nghiên cứu, và xem những ai gắn bó với thương hiệu. Công ty có thể thiết lập các bảng hỏi (khảo sát) online một cách đơn giản, rồi gửi cho khách hàng hiện tại, và xây dựng Chân dung Khách hàng dựa trên những kết quả đó.

Cũng cần lưu ý rằng, Chân dung Khách hàng đến cả từ những yếu tố khác, chứ không phải chỉ phụ thuộc vào kết quả khảo sát từ khách hàng hiện có.

2. Nghiên cứu từ khóa

Giờ, bạn đã hiểu đối tượng KHTN của mình. Đây là lúc bạn đặt mình vào vị trí của họ.

Họ thường tìm kiếm cái gì khi họ cần tới sản phẩm, dịch vụ của bạn? Hãy tạo một danh sách từ khóa cơ bản xung quanh thương hiệu của doanh nghiệp bạn. Và bổ sung vào danh sách này cả những biến thể phát triển từ từ khóa gốc, như là ‘New York painters’ và ‘New York painting’ chẳng hạn.

Việc chèn từ khóa vào các bài đăng blog cùng những content khác là cần thiết cho việc SEO, mang tới lưu lượng truy cập tự nhiên.

Nó cũng giúp cho KHTN của bạn xác định nhanh chóng xem, đây có đúng nội dung họ cần hay không, trước khi họ rời đi.

Bằng cách chèn từ khóa nói trên, thương hiệu của bạn sẽ trở nên “có số má” trong ngành.

3. Xác định loại nội dung hiệu quả

Giờ là giai đoạn bạn cần tự hỏi: Vậy, loại nội dung nào sẽ được KHTN quan tâm và tương tác? Họ đang tìm kiếm gì vậy?

Nếu KHTN của bạn hướng tới việc đọc bài đăng blog, thì bạn có lãng phí thời gian để làm một cái video không?

Nếu họ muốn nội dung tư vấn dạng “Làm thế nào…”, liệu họ có bỏ cả tiếng đồng hồ ra ngồi xem các nội dung dạng Case Study để biết “tại sao” không? Chắc chắn không!

Việc xác định nội dung hiệu quả nhất bắt đầu từ việc lắng nghe và liệt kê chúng ra cho đối tượng KHTN của bạn. Đương nhiên, việc xác định này đồng nghĩa với thực tế là bạn phải chấp nhận thử nghiệm, cũng như nhận thất bại, để rút ra xem loại nội dung nào là phù hợp cho doanh nghiệp và chiến lược Content Marketing của mình.

Đó có thể là:

– Bài đăng blog và bài đăng báo.

– Infographic.

– Video.

– Ebook và sách trắng.

– Bản tin qua email.

– Bài đăng MXH.

– Podcast (nội dung âm thanh số).

– Khóa đào tạo online và Thuyết trình trực tuyến.

>> Khóa đào tạo thực thi Content chuyên nghiệp, hiệu quả <<

4. Chọn nơi đăng tải (phát hành/xuất bản)

Một trong những bước giúp hiểu đối tượng KHTN của doanh nghiệp là tìm hiểu xem: Họ (KHTN) thường xem nội dung trực tuyến ở đâu?

Có nhóm thì thích xem video trên YouTube, trong khi có nhóm thì lại thích xem ảnh trên Instagram.

Những loại nội dung như bài đăng blog, bài đăng báo hay landing-page mà gắn với nội dung mở rộng/bổ sung, thì cần chiến lược SEO. Trong khi đó, những trang kinh doanh đang hoạt động thì cần duy trì để hỗ trợ bất kỳ nền tảng truyền thông xã hội liên quan nào.

Việc dùng cách thức marketing dựa trên “người nổi tiếng” cũng là một cách hiệu quả để mở rộng phạm vi tiếp cận cho content của doanh nghiệp, cũng như hướng tới mục tiêu tạo ra sự nhận thức thương hiệu.

5. Phát triển giọng điệu thương hiệu cho phù hợp với “cá tính”

Những thương hiệu thành công hàng đầu đều phát triển được một “cá tính” riêng, mà các KHTN đều có thể nhận ra, phân biệt được.

Đây là điều thường bị bỏ qua trong chiến lược nội dung, song nó lại là một trong những khía cạnh quan trọng nhất của một thương hiệu.

Trong mỗi giai đoạn của Chiến lược Content Marketing, hãy bắt đầu với chân dung KHTN của bạn: Kiểu cá tính nào mà họ sẽ dễ nhận thấy nhất? Liệu giọng điệu đó nên là thân thiện, nghiêm túc (xã giao) hay là khùng khùng dị dị? Kiểu ngôn ngữ, phong cách giao tiếp nào là phù hợp? Thứ gì mà họ không muốn nghe?…

6. Giữ tính định kỳ, liên tục

Điều quan trọng để đảm bảo chiến lược nội dung của doanh nghiệp đạt hiệu quả là phải luôn đảm bảo tính định kỳ, liên tục.

Nếu bạn đăng bài kiểu một tháng một bài trên Facebook thì rõ ràng trang Facebook đó không thể nào phát triển nhanh được.

Hãy tạo ra một bản kế hoạch/lên lịch đăng bài và ghim nó để tuân thủ.

7. Phân tích các kết quả

Phải luôn theo dõi các kết quả mà nội dung tạo ra, theo giai đoạn tuần – tháng – quý.

Những thông số kết quả bao gồm: Lượng xem và tỉ lệ bấm (link); Đọc bình luận của độc giả và phản hồi; Theo dõi các thống kê thương mại điện tử (chỉ số online) gắn với các mốc phát hành nội dung.

Việc theo dõi dữ liệu sẽ giúp phân tích kết quả của hoạt động Content Marketing và phân định được cái gì hiệu quả, cái gì không.

8. Xem xét, chỉnh sửa chiến lược nội dung cho phù hợp

Hãy ngồi họp với team Content Marekting ít nhất một lần/năm, hoặc là một lần/quý, để xem xét, đánh giá toàn bộ chiến lược hiện tại.

Hãy ghi chú rõ thứ gì hoạt động tốt, thứ gì không, từ đó dẫn tới quyết định điều chỉnh, cải thiện phù hợp.

9. Thử điều mới mẻ

Mặc dù việc lên chiến lược nội dung đã trải qua quá trình nghiên cứu trước, song nếu công ty cho phép “cởi mở” một chút về thời gian và ngân sách triển khai giải pháp Content Marketing, thì nên thử nghiệm một số thứ mới mẻ.

Những thứ mới mẻ đó có thể là:

– Bắt kịp (và khai thác) các trend truyền thông xã hội (Facebook, TikTok, YouTube…).

– Thử công nghệ mới.

– Thử tiếp cận đối tượng KHTN và hỏi xem họ muốn gì.

Cần lưu ý rằng, hãy luôn bám sát kết quả từ chiến lược nội dung đã có, để đảm bảo phần mới thêm vào sẽ tương thích, phù hợp với chiến lược chung. (Cre).

*****

Trong các nội dung kể trên, mọi người sẽ nhận thấy một điều: Chiến lược Content Marketing rất quan trọng (đương nhiên)! Và nguồn lực thực thi (tạo nội dung) cũng rất quan trọng!

Có chiến lược, kế hoạch rồi, mà phần thực thi không tốt, thì rõ ràng không thể phát huy được hiệu quả!

Thực tế hiện nay, nguồn lực thực thi Content tại Việt Nam rất hiếm nhân sự giỏi.

Để rèn luyện khả năng thực thi này, doanh nghiệp của bạn cần một khóa đào tạo đầy đủ, chất lượng của Dịch vụ đào tạo Viết chuyên nghiệp – Trung Hieu Content!

Chúng tôi giúp đào tạo kỹ năng viết lách, tư duy nội dung cho nguồn lực thực thi Content, để nguồn lực đạt trình độ chuyên môn cao, theo đúng tiêu chí của Trung Hieu Content: Viết chuyên nghiệp – viết cảm xúc – viết thuyết phục!

Liên hệ đào tạo tại đây: Bấm để mở!

Tác giả (Cre): Team Relevance

Biên dịch: Trung Hieu Content

Hiển thị thêm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.