Góc chuyên môn

Case VinFast và YouTuber GoGo TV (4): Nên hiểu thế nào sau khi đại diện VinFast lên tiếng?

16h34 chiều nay (thứ Năm, 6-5), báo điện tử Zing đã đăng bài phỏng vấn ông Hoàng Chí Trung, Quyền Phó TGĐ Kinh doanh VinFast, qua đó, cung cấp thông tin đa chiều về sự việc.

Chi tiết, mời đọc tại đây: https://zingnews.vn/dai-dien-vinfast-cuc-chang-da-chung-toi-moi-phai-vien-den-phap-luat-post1212255.html

=> Ý hiểu của tôi trên góc độ tiếp nhận thông tin – phân tích bằng tư duy logic:

1. Các lỗi được YouTuber phản ánh như: “Lỗi gạt mưa tự động, phím điều khiển trên vô lăng hay cảnh báo áp suất lốp” thì có thật không?

=> ông Trung: Có!

=> Lý do VinFast phản ứng: Đã xử lý thành công các vấn đề trên cho khách hàng từ trước. Tuy nhiên, sau đó, YouTuber lại… ” liên tiếp sản xuất, đăng tải các video với nội dung gây hiểu nhầm khiến người dùng hoang mang lên kênh YouTube Gogo TV. Các video này đã được lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội, khiến nhiều khách hàng khác không rõ sự tình đã thật sự lo lắng, bất an và tổn hại đến uy tín, hình ảnh của VinFast.”.

=> Có sức nặng không? Tôi cho là không thỏa đáng! Vì YouTuber nêu ra lỗi trên chiếc xe của anh ta, lỗi đó là có thật, chứ không phải bịa đặt, thì vin vào điều này sẽ cho thấy sự không thỏa đáng!

Bởi vì khi mắc lỗi thật, người dùng khó chịu thật, thì người ta phải mất thời gian mang đi sửa mà? Chắc không có thỏa thuận “sửa xong rồi thì… không được phản ánh”, hoặc “phản ánh thì phải nói rõ là đã sửa xong rồi”?

2. Phía VinFast cho rằng, “tính đúng” thì YouTuber đưa xe về đại lý để khắc phục lỗi là chỉ có 5 lần, không phải 10 lần như đã nói.

Trong đó, riêng vấn đề “tiếng cửa kêu” thì VinFast thừa nhận là phải để khách đi lại 3 lần: “Về việc khách phải đi lại 3 lần, VinFast đã siết lại trình độ kỹ thuật của các đại lý. Nếu đại lý nào không nghiêm túc chấn chỉnh tay nghề nhân viên sẽ bị cắt quyền đại lý để đảm bảo quyền lợi cho khách hàng.”.

=> Khách hàng có cảm thấy khó chịu không? Chắc là có.

=> Còn chuyện 5 lần, hay 10 lần, chỉ người trong cuộc (VinFast và YouTuber) hiểu rõ, tùy vào cách tính (đơn giản như VinFast nói khách mang xe tới đại lý 7 lần, nhưng 2 lần là xử lý vấn đề không thuộc về lỗi sản xuất). Việc này sẽ rõ khi 2 bên trả lời chất vấn tại tòa – nếu có.

Nếu đây là chi tiết thông tin sai của YouTuber thì anh này chưa tới mức phải… “đi tù”.

3. Lời “tố cáo” về voucher nghỉ dưỡng đúng hay sai?

=> Dựa trên phản hồi của đại diện VinFast, thì có thể thấy phản ánh của YouTuber là đúng.

=> Tuy nhiên, thông tin do VinFast cung cấp cho thấy, YouTuber có vẻ “khó tính”, muốn “làm khó” dịch vụ.

Thực tế thế nào, sẽ cần chờ sự “nói rõ” thêm của hai bên. Nhưng chi tiết này cũng không thể làm khó YouTuber khi có sự kiện cáo liên quan video đã đăng được.

CHỐT:

Nhìn tổng thể, có thể thấy những câu hỏi mà phóng viên đặt ra trong bài báo là “có vẻ” tạo điều kiện để đại diện VinFast giãi bày, giải thích.

Nhận định cá nhân của tôi thông qua bài báo là:

+ Những vấn đề/sự khó chịu mà YouTuber đưa ra là có cơ sở.

+ Lý do dẫn tới quyết định “đối đầu” khách hàng của VinFast là do hãng xe này tin rằng, một khi các vấn đề/sự khó chịu đã được giải quyết thì việc “bóc phốt” & phản ánh sai số lần vào xưởng (theo thông tin VinFast cung cấp) là không phù hợp, gây “tổn hại đến uy tín, hình ảnh của VinFast.”.

Cảm nhận cá nhân của tôi là bài báo đã cung cấp thông tin rõ ràng hơn về sự việc, nhưng chưa giải quyết được vấn đề cảm giác “không đồng tình” của một bộ phận dư luận đối với cách xử lý của VinFast.

Còn bạn thì sao?

Trung Hiếu – vietchuyennghiep.vn

Những kỳ trước:

Case VinFast và YouTuber GoGo TV (3): Khi Content có yếu tố “dẫn dắt”
Case VinFast và YouTuber GoGo TV (2): Sự hiểu lầm cơ bản về pháp luật!
Case VinFast và YouTuber GoGo TV (1): Một video thuyết phục!

Hiển thị thêm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.