Góc chuyên môn

Góc nhìn Content đối với một phát ngôn chính trị “căng thẳng”

Trong cuộc họp báo tại Kiev (Ukraine) hồi cuối tháng 4-2021, khi đề cập đến khả năng xảy ra chiến tranh với Nga, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã nói như sau:

“Ukraine có muốn chiến tranh không? Không. Ukraine có sẵn sàng cho chiến tranh không? Chắc chắn là có. Nguyên tắc của chúng tôi rất đơn giản: Ukraine không gây chiến trước, nhưng luôn đánh tới người cuối cùng”.

Không xét tới góc độ chính trị, rồi sự mâu thuẫn của 2 bên, mà chỉ xét về câu nói này trên góc độ… Content (tư duy logic, diễn đạt) thôi, mọi người thấy gì?

Đó là một lời bày tỏ thông minh – giàu cảm xúc – hợp lý (tư duy logic). Đấy chính là điều người làm truyền thông cần quan tâm.

=> Ngay đầu tiên, họ khẳng định Ukraine “không muốn có chiến tranh” ~ Họ chỉ “tự vệ”, nhắc lại cho mọi người biết họ ở “thế yếu”/”bị bắt nạt”. (Lưu ý cách diễn đạt bằng hình thức tự hỏi – đáp, để tạo sắc thái nhấn mạnh hơn ý bày tỏ). (1)

=> Câu tiếp theo, lặp lại cách diễn đạt câu trước, nhưng thể hiện “tinh thần” quyết tâm, đanh thép, quả cảm ~ tạo ra sự khích lệ tinh thần cao. (2)

=> Câu “chốt” nhắc lại (1) và (2) theo cách diễn đạt khác, và đặc biệt là cách bày tỏ quyết tâm cao độ “luôn đánh tới người cuối cùng”.

Đây chính là “câu chốt” tạo ra cảm xúc mạnh, thể hiện quyết tâm của chính quyền và có tác dụng khích lệ người dân, binh sĩ.

Rõ ràng, đó là một Content rất tốt, bởi vừa rõ ràng, logic, vừa có cảm xúc. Đương nhiên, Content như vậy sẽ có tính thuyết phục cao!

P/S: Ông Zelensky xuất thân là một diễn viên hài. Do vậy, khi nhậm chức, ông này bị chế giễu nhiều. Tuy nhiên, qua những cách thức điều hành, phát ngôn kiểu này thì ông Zelensky đương nhiên tăng thêm uy tín.

Trung Hiếu – vietchuyennghiep.vn

Hiển thị thêm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.