Góc chuyên mônBài nổi bật

Thời của solopreneur đã tới! Bởi vì…

(Solopreneur là gì? Bài viết này sẽ giải thích cặn kẽ, chi tiết và dễ hiểu nhất! Cùng với đó là cách phân biệt Solopreneur với Freelancer)

Khi nghe thông tin tôi mở công ty, nhiều người đã dành lời chúc mừng:

“Thế là từ giờ, chính thức start-up rồi đấy!”.

“Làm ‘ông chủ’ thích nhé!”.

“Thế có thuê tớ về làm cùng không?”…

Tôi cảm thấy hơi bối rối, bởi vì… tôi phải giải thích rằng, mô hình doanh nghiệp của tôi đi theo kiểu “công ty TNHH một-mình-tôi”!

Điều ấy có nghĩa là: Tôi sáng lập, chịu trách nhiệm cho hoạt động của doanh nghiệp. Tôi trực tiếp xây dựng brand, làm Marketing (nghiên cứu thị trường, tạo sản phẩm/dịch vụ, triển khai Content Marketing), Sales, trực tiếp cung cấp dịch vụ (giảng dạy)…

Một số bạn bè của tôi cũng triển khai mô hình như vậy.

Khi nghe về điều đó, mọi người lại hỏi: “Ủa, vậy sao không làm freelancer luôn cho rồi. Mở công ty làm gì để… một-mình-tôi?”.

Cho tới khi gặp khái niệm “solopreneur”, tôi thấy mô hình kể trên đã có thể giải thích dễ dàng và hợp lý hơn rồi!

*****

Vậy, solopreneur là gì?

Có thể coi đây là một khái niệm tương đối mới mẻ, trong đó, có những lời giải thích khá là… khó hiểu.

Theo nguồn nhà xuất bản sách tham khảo Merriam-Webster, solopreneur là “một người tổ chức, quản lí và kiểm soát các rủi ro của một doanh nghiệp mà không cần tới sự hỗ trợ của ai khác”.

Hay nói theo cách dễ hiểu hơn, thì solopreneur là một người hoạt động kinh doanh độc lập, không thuê nhân viên. Do vậy, solopreneur được gọi là “doanh nhân đơn lẻ”, hay “doanh nhân một mình” – theo cách dịch ưa thích của tôi.

Tải eBook chia sẻ chuyên môn về kỹ năng viết lách, Content Marketing, PR, biết solopreneur là gì của Tác giả Trung Hiếu – Vietchuyennghiep.vn

Là một solopreneur, người ta sẽ thành lập doanh nghiệp và làm mọi thứ gần như “tất cả trong một” – từ Marketing, xây dựng loại sản phẩm/dịch vụ, làm thương hiệu, bán hàng (trực tiếp cung cấp sản phẩm/dịch vụ cho khách)…

Thậm chí, họ có thể làm luôn phần kế toán – nhưng phần này thì solopreneur thường thuê ngoài cho đỡ đau đầu.

Tóm lại, toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp đó tập trung vào nhân vật trung tâm – nhà sáng lập, kiêm giám đốc, kiêm… nhân viên.

*****

Tại sao làm mọi thứ một cách độc lập như vậy, “solopreneur” lại không đồng nhất là “freelancer”? Hay một câu hỏi tương tự, solopreneur khác gì freelancer?

Có lẽ đây là những băn khoăn phổ biến nhất với người mới tiếp xúc khái niệm solopreneur.

Theo tôi, khi hoạt động dạng solopreneur, người ta sẽ chuyên nghiệp hơn: Từ “cảm giác” của các khách hàng, đối tác, cho đến việc vận hành được thực hiện theo quy định chặt chẽ của pháp luật về hoạt động kinh doanh.

Bên cạnh đó, solopreneur có thể dễ dàng xuất hóa đơn, để đáp ứng các yêu cầu về thuế theo quy định, khi bán sản phẩm/dịch vụ cho khách hàng.

Freelancer là những người làm “tự do” và “làm thuê” cho các công ty/cá nhân khác. Họ bán kỹ năng chuyên môn cho đối tác cụ thể.

Còn solopreneur là người có sản phẩm/dịch vụ riêng và bán dưới thương hiệu kinh doanh của doanh nghiệp mà họ là nhà sáng lập (kiêm giám đốc và nhân viên). Chẳng hạn: Solopreneur bán khóa học, sách, dịch vụ tư vấn…

Rõ ràng, tính thương hiệu và sự chuyên nghiệp của solopreneur cao hơn so với freelancer.

Tuy nhiên, thực tế thì vẫn có điểm trùng nhất định giữa solopreneur – freelancer: Khi solopreneur cung cấp gói dịch vụ tư vấn/cố vấn dự án, họ sẽ “bán kỹ năng chuyên môn” khá giống với freelancer.

Học xong Kỹ năng Viết chuyên nghiệp Content Marketing, PR của Giảng viên Trung Hiếu, học viên nói gì? Sau khi hiểu solopreneur là gì, học viên có thể phát triển ra sao?

*****

Tại sao tôi lại quan tâm và nói về solopreneur? Bởi tôi tin rằng, giờ chính là thời của những “doanh nhân một mình”!

Thứ nhất, các thủ tục pháp lý về thành lập doanh nghiệp được tinh giản, nhanh gọn và khoa học hơn rất nhiều. Vì thế, bất kỳ ai “nghiền ngẫm” một chút là có thể tự mình làm hồ sơ để lập công ty.

Thứ hai, giờ là thời internet 4.0, với sự phát triển mạnh mẽ của các mạng xã hội, cũng như các công cụ (phòng học trực tuyến, giao hàng online…).

Đó là cơ hội rất thuận lợi để triển khai giải pháp Inbound Content Marketing: Chỉ cần một mình, solopreneur có thể làm Marketing tích cực, tự mình đóng gói sản phẩm/dịch vụ một cách tiện lợi, cũng như bán hàng hiệu quả.

Không có sự phát triển của các MXH và internet, cùng giải pháp Marketing chất lượng như Content Marketing, solopreneur khó lòng “làm tất, ăn cả”.

*****

Một điều rất thú vị là dù hoạt động kiểu solopreneur, tôi vẫn có thể nhanh chóng tập hợp đội ngũ và lập các team làm dự án khi có đơn đặt hàng – dựa vào đặc thù làm nghề đào tạo và có lượng học viên ổn định.

Mọi thứ luôn tinh gọn, linh hoạt và uyển chuyển!

Từng trải qua nhiều vị trí công việc khác nhau, từ nhân viên tới quản lý, từ khối cơ quan Nhà nước tới khu vực tư nhân, tôi tin rằng, solopreneur sẽ là đích đến cho những người có kỹ năng chuyên môn tinh nhuệ.

Tại sao lại thế? Vì sự chủ động, chuyên nghiệp và tự do luôn có sức hấp dẫn riêng của nó!

Tác giả: Trung Hiếu – Vietchuyennghiep.vn ACADEMY

Hiển thị thêm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.