Góc chuyên mônBài nổi bật

Điều đáng hãi trong Content: Bảo gì thì… viết nấy!

(Sáng tạo Content: Phải làm sao?)

Khi nói về những câu chuyện liên quan đến Content, có những chuyện vui, có những chuyện buồn, và có cả những điều… đáng hãi.

Tôi nghĩ, tất cả đều có vai trò của nó, làm cho nghề Content này trở nên thú vị.

Hôm nay, tôi muốn nói kỹ hơn về một thứ đáng hãi trong Content. Đó là cách làm nội dung theo kiểu… bảo gì, thì viết nấy!

Tức là người viết tuyệt nhiên không có một chút lao động sáng tạo nào, chẳng có một tí cảm xúc ra làm sao.

Đáng hãi thay!

*****

Còn nhớ, khi vào làm quản lý đội ngũ Content của một thương hiệu có tên tuổi trên thị trường, tôi thấy mọi thứ khá thuận lợi, các bạn nhân viên trẻ và hợp tác. Nhưng…

Sau giai đoạn tìm hiểu ban đầu, tôi nhanh chóng nhận ra điều bất ổn. Đó là các nhân viên đáp ứng yêu cầu Content rất… nhanh.

Ô hay, nhanh thì phải thích, chứ sao lại bất ổn?

Là vì… bảo gì, các bạn sẽ viết nấy, y chang, không có sự sáng tạo, và đương nhiên là chẳng có cảm xúc.

Kiểu thế này:

>> Có sản phẩm XYZ mới – “Em viết một nội dung giới thiệu nhé, sau đó thì phát triển thành kịch bản quay sản phẩm sáng tạo”.

“Vâng”, rồi viết: “Tuyệt vời chiếc XYZ… ”. Sau đó là loạt liệt kê tính năng, công dụng. Hết.

>> Có sản phẩm ABC mới – “Em viết kịch bản quay sản phẩm thú vị nhé”.

“Vâng”, rồi viết: “Ra mắt chiếc ABC…”. Sau đó, các bạn lại… liệt kê tính năng, công dụng. Hết. Chỉ có vậy.

Đành rằng, nhãn hàng cần loại nội dung giới thiệu, lí tính, trực diện. Nhưng cùng với đó, nội dung social rất cần những chất liệu gần gũi hơn, cảm xúc hơn, có “câu chuyện” hơn (storytelling), kịch bản quay sản phẩm cần sáng tạo hơn.

Chứ viết như vậy thì nhanh quá, nhàn quá, dễ quá và… chán quá!

Tải eBook chia sẻ chuyên môn về cách sáng tạo Content, kỹ năng viết lách, Content Marketing, PR của Tác giả Trung Hiếu – Vietchuyennghiep.vn

*****

Trong quy trình viết lách 5 bước cơ bản mà tôi hướng dẫn trong khóa đào tạo Kỹ năng Viết chuyên nghiệp Content Marketing và PR, có bước 3 rất quan trọng, là “Ý tưởng triển khai”.

Đây là bước đòi hỏi Content Writer phải bỏ ra công sức sáng tạo.

Trong đó, để ra được ý tưởng triển khai, người viết cần 2 yếu tố là “khả năng liên tưởng” và “vốn kiến thức về cuộc sống, xã hội, chuyên môn”.

Đứng trước yêu cầu làm Content bất kỳ, não bộ của Content Writer “có nghề” sẽ phải kích hoạt “khả năng liên tưởng”. Yếu tố này chọc vào “vốn kiến thức về cuộc sống, xã hội, chuyên môn”, từ đó nảy ra ý tưởng.

Trong khi “khả năng liên tưởng” có tính năng khiếu, thì ““vốn kiến thức về cuộc sống, xã hội, chuyên môn” cần được tích lũy qua thời gian. Đó là kết quả của việc chịu lắng nghe, quan sát, suy ngẫm mọi thứ quanh mình.

Sáng tạo Content
“Không được ý thức việc sáng tạo ý tưởng triển khai cho Content, nội dung sẽ rất chán!”, giảng viên Nguyễn Trung Hiếu

Bởi thế, không phải ai cũng làm được Content chất lượng – vì họ cần có năng khiếu sáng tạo, cũng như vốn kiến thức về cuộc sống, xã hội và chuyên môn đủ sâu, đủ dày dặn.

Đương nhiên, khi so sánh với câu chuyện “bảo gì, viết nấy” ở trên, chúng ta sẽ nhận ra vấn đề: Những người làm Content “đáng hãi” thì chẳng hề trải qua bước “Ý tưởng triển khai” này!

*****

Học xong Kỹ năng Viết chuyên nghiệp Content Marketing, PR, sáng tạo Content của Giảng viên Trung Hiếu, học viên nói gì?

Tôi đã nghe rất nhiều người nói về “vai trò, giá trị của thương hiệu” trong thời đại công nghệ số.

Tôi cũng nhìn thấy không ít doanh nghiệp luôn muốn thể hiện “tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi” của họ ra với xã hội.

Nhưng…

Tất cả những điều đó làm sao có thể được hiện thực hóa, nếu như thiếu đi những Content chất lượng và sáng tạo?

Tác giả: Trung Hiếu – Vietchuyennghiep.vn ACADEMY & AGENCY

Hiển thị thêm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.